Những cách kiểm tra cấu hình laptop chuẩn xác nhất hiện nay

Kiểm tra cấu hình laptop là việc làm cần thiết khi bạn muốn biết các phần cứng trong máy có đúng như thông tin được giới thiệu bên ngoài không. Đây là những điều vô cùng quan trọng nhất trước và sau khi mua, sử dụng laptop. Hoặc cũng có khi người dùng cần mua các thiết bị phù hợp với phần cứng đã có để nâng cấp máy. Có rất nhiều cách để xem cấu hình laptop. Hãy cùng An Phát Computer tìm hiểu những cách kiểm tra, xem cấu hình phần cứng trên laptop nhanh chóng, đơn giản nhất nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ thông tin cần thiết.

Có 2 cách để kiểm tra cấu hình máy tính phổ biến đó là

Kiểm tra ngay trên Windows không cần phần mềm: Bạn sẽ kiểm tra được hầu hết các thông số cơ bản. Tuy nhiên, chi tiết từng phần cứng của laptop bạn chưa thể tìm hiểu được hết. Sử dụng cách này khi cần kiểm tra sơ bộ, không cần tìm hiểu quá sâu.

Sử dụng công cụ giúp kiểm tra cấu hình máy: Bạn sẽ sử dụng một vài công cụ khá nhẹ giúp đọc được chi tiết các thông số cấu hình máy. Cách này hữu ích khi bạn am hiểu 1 chút về các thông số của máy tính như CPU loại gì, xung nhịp, RAM cắm mấy thanh, loại gì, Bus RAM, thông số ổ cứng, …

Cách 1. Kiểm tra cấu hình laptop bằng Computer Properties

Bạn nhấp chuột phải vào This PC (Windows 10), My Computer (Windows 7) trên desktop. Nếu không thấy tùy chọn này trên màn hình, bạn nhấn Windows + E, tìm This PC hoặc My Computer, rồi nhấp chuột phải chọn Properties:

Hệ thống sẽ trả về thông tin cấu hình máy tính cơ bản gồm hệ điều hành, RAM, CPU, tình trạng kích hoạt của Windows, tên người dùng, tên máy tính và một số thiết lập hệ thống khác bên phía tay trái như dưới đây:

Trong System type bạn sẽ biết máy tính đang được cài Windows 32-bit hay Windows 64-bit.

Cách 2: Kiểm tra cấu hình máy tính bằng lệnh msinfo32

Đối với Windows 8.1/10, trên bàn phím bạn nhấn tổ hợp phím Windows + R, nhập vào msinfo32 để xem toàn bộ thông tin máy tính, không chỉ có cấu hình mà còn có cả các thông tin về phần cứng, phần mềm cùng các thành phần khác trên máy. Phương pháp này cho kết quả còn chi tiết hơn sử dụng khi sử dụng lệnh “dxdiag“.

Và đây bảng hiện thị cho các thông số:

Cách 3: Sử dụng phần mềm CPU-Z để kiểm tra cấu hình laptop

CPU-Z là một công cụ bên thứ 3 với nhiệm vụ kiểm tra thông tin máy tính và cả smartphone được hàng triệu người dùng trên thế giới. Với ưu điểm gọn nhẹ, cung cấp thông tin đầy đủ, giao diện đơn giản luôn chiếm được tình cảm của đại đa số người dùng. 

Tải và cài đặt CPU-Z tại đây

Sau khi bạn cài đặt thành công, giao diện của CPU sẽ hiện ra với nhiều tab thông tin như: CPU, Caches, Mainboard, Memory, SPD, Graphic, About,… 

Chi tiết như sau: 

– CPU, Caches: Cung cấp thông tin về bộ nhớ đệm, vi xử lý, xung nhịp,…

– Mainboard: Bo mạch chủ

– Memory, SPD: Dung lượng bộ nhớ RAM, bộ nhớ ổ đĩa và tốc độ xung nhịp. 

– Graphics: Thông tin về card màn hình.

– Bench: CPU Z sẽ đánh giá xem, laptop của bạn mạnh mẽ đến đâu và sẽ khuyến khích laptop của bạn sử dụng những tính năng không gây hại đến máy tính.

Cách 4: Kiểm tra thông số phần cứng máy tính bằng Settings

Phương pháp này sẽ hiển thị cho bạn các thông số kỹ thuật cơ bản của hệ thống như phiên bản Windows, bộ nhớ hoặc bộ xử lý. Đây là cách bạn có thể làm điều đó:

Bước 1: Nhấp vào Start > Settings > System.

Bước 2: Cuộn xuống trên menu bên trái và chọn About.

Trong phần Device specification, bạn sẽ tìm thấy thông tin chi tiết về bộ vi xử lý, RAM, kiến ​​trúc hệ thống, hỗ trợ bút và cảm ứng. Nếu bạn cần thông tin chi tiết về phần mềm, hãy kiểm tra thông số kỹ thuật của Windows. Bạn có thể sử dụng nút Copy được đặt dưới mỗi phần để lưu các chi tiết cho việc tham khảo hoặc kiểm tra trong tương lai.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *